TỪ A->Z KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM, THƯƠNG HIỆU MỚI

Lập kế hoạch marketing cho thương hiệu mới giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và thời gian để phát triển kinh doanh đồng thời xây dựng hiểu biết thương hiệu.
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – KINH DOANH TỔNG THỂ CHO THƯƠNG HIỆU, SẢN PHẨM MỚI
1. Nghiên cứu, phân tích thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển của ngành hàng…
2. Nghiên cứu người tiêu dùng về sở thích và chất lượng của sản phẩm. Phân tích giá trị cốt lõi của sản phẩm (lý tính và cảm tính)
3. Nghiên cứu các thị trường mục tiêu và cơ cấu dung lượng thị phần cho các thị trường
4. Nghiên cứu phác thảo chân dung, thói quen, và hành vi của khách hàng mục tiêu
5. Nghiên cứu Customer insight, Shopper insight, Consumer insight
6. Nghiên cứu thương hiệu các đối thủ (định vị, sản phẩm, chỉ số giá, kênh phân phối, chiêu thị, quy cách đóng gói bao bì, đặc tính và giá trị cốt lõi từng SKU)
7. Xây dựng định vị cho nhãn hàng (thương hiệu và lợi ích thương hiệu, cá tính thương hiệu, vị trí cạnh tranh, lý do thuyết phục sử dụng sản phẩm)
8. Phác thảo bộ khung hệ thống nền tảng – bản sắc thương hiệu. Xây dựng và chuẩn mực lại tên thương hiệu và slogan cho nhãn hàng (tên thương hiệu và slogan phải có tính liên kết, và gắn sát với nhãn hàng)
9. Thảo luận thống nhất các yếu tố thuộc tính thương hiệu
10. Viết hoàn chỉnh bộ tài liệu thương hiệu
11. Phân tích thành tích nhãn hàng và tỷ trọng doanh thu. Rà soát tình hình kinh doanh, nhân sự kinh doanh, nguồn lực và năng lực nội tại, sự ổn định của môi trường bên trong
12. Phân tích SWOT
13. Xây dựng chiến lược thương hiệu (Tầm nhìn, sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị). Phân tích và đưa ra chiến lược phân phối phù hợp với các thị trường mục tiêu
14. Xây dựng kế hoạch mục tiêu kinh doanh – marketing và ngân sách hoạt động cho năm 2021. Xây dựng chính sách lương thưởng, các quy trình và quy định công việc, các hạng mục KPI cho phòng kinh doanh – Marketing
15. Hoàn thành chiến lược Marketing – kinh doanh tổng thể và thuyết trình HĐQT
PHÂN TÍCH XÂY DỰNG WEBSITE, MẠNG XÃ HỘI, BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU, VÀ HỆ THỐNG POSM TẠI KÊNH PHÂN PHỐI
1. Tối ưu hóa website (nội dung, hình thức), MXH chuẩn bị cho triển khai Digital Marketing
2. Xây dựng và hoàn thiện các công cụ nhận diện thương hiệu, POSM
3. Nghiên cứu tối ưu hóa nhận biết thương hiệu qua kênh phân phối
4. Thiết kế hình ảnh, thông tin sản phẩm trên đóng gói bao bì của từng SKU.
SẮP XẾP NHÂN SỰ PHÒNG MARKETING
1. 1 NV Marketing phụ trách về các hạng mục PR của thương hiệu và hỗ trợ các kế hoạch Marketing của bộ Phận
2. 2 NV nghiên cứu thị trường: khảo sát thị trường định tính và định lượng về hành vi tiêu dùng sản phẩm, thị trường kinh doanh, giá, phân phối, chiêu thị, khuyến mãi. Hỗ trợ trực tiếp các vấn đề kinh doanh tại kênh phân phối, quản lý các ấn phẩm quảng cáo và hình ảnh thương hiệu tại điểm bán
3. 1 nhân viên Digital Marketing (biết thiết kế) để triển khai các kế hoạch online Marketing và quản trị Website, MXH…, thiết kế công cụ POSM cũng như giao diện Web
4. 1 nhân viên thiết kế (đảm nhiệm toàn bộ hình ảnh về hệ thống nhận diện thương hiệu của ngành hàng)
5. 1 Quản lý thương hiệu (hỗ trợ về chiến lược kinh doanh Marketing và công tác điều hành nhân sự và công việc của phòng)
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN MKT ONLINE, OFFLINE, HÌNH TƯỢNG VÀ CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU
1. Rà soát lại toàn bộ các phương tiện online và offline MKT. Phân tích sự hiệu quả và kém hiệu quả của từng kênh
2. Triển khai Tool tracking Google Analytics và google trend cho điều tra xu hướng tiêu dùng
3. Nghiên cứu xu hướng duyệt web, xác định đối tượng truyền thông mục tiêu (khách hàng là ai, ở đâu, tiếp cận thế nào)
4. Xây dựng danh sách các kênh phù hợp dùng truyền thông và cách thức sử dụng các kênh đó
5. Nghiên cứu và đưa vào sử dụng các kênh kết nối với khách hàng, xây dựng chi tiết chiến lược chăm sóc và phát triển khách hàng
6. Phác thảo ý tưởng nội dung chương trình về cộng đồng, xã hội, gắn kết các hoạt động khách hàng và tạo ghi nhớ thương hiệu
7. Thảo luận thống nhất ý tưởng về câu chuyện hình tượng thương hiệu
8. Viết đề xuất về hình tượng thương hiệu cho Designer
9. Phối hợp Designer thiết kế bộ nhận diện phù hợp với thương hiệu
10. Lên ý tưởng chung cho chương trình online MKT
11. Lên ý tưởng chung cho chương trình offline MKT
12. Viết kế hoạch chi tiết cho chương trình MKT
TUNG THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG
1. Test thử nghiệm sản phẩm với người tiêu dùng mục tiêu
2. Hoàn thiện và chuẩn hóa bao bì, quy cách đóng gói từng SKU mỗi loại. Chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường
2. Tung sản phẩm ra thị trường hướng vào kênh OTC – ETC
3. Khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá, bao bì
4. Hoàn thiện về chất lượng và hình ảnh sản phẩm, bao bì phù hợp với nhu cầu thị trường
TUNG CHÍNH THỨC SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG
1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách phân phối, giá bán cho kênh OTC – ETC
2. Hoàn thiện và chuẩn hóa bao bì từng SKU
3. Tập trung phát triển tối đa kênh OTC – ETC tại thị trường mục tiêu
HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO
1. Hoàn thiện ý tưởng, thiết kế hình ảnh, câu chuyện và hình tượng thương hiệu, thông điệp quảng cáo chuẩn mực trên các công cụ POSM, Print ad, truyền hình …
2. Sản xuất TVC chuẩn bị cho chiến dịch truyền thông tập trung. TVC phải đáp ứng tiêu chí SMILE (simple – memorable – interesting – link – entertainment tức đơn giản – dễ nhớ – thú vị – liên quan – giải trí)
TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO
1. Đẩy mạnh truyền thông trên các kênh quảng cáo ( TV, ấn phẩm, Báo mạng, ngoài trời, trong nhà, quảng cáo tại điểm bán…)
2. Xây dựng và phát triển mảng mạng xã hội
3. Thực hiện các chương trình khuyến mãi khuyến khích dùng thử sản phẩm
4. Tổ chức các chương trình hội thảo chuyên ngành, phát triển nguồn khách hàng – bán hàng, gia tăng độ nhận biết và tương tác với thương hiệu
5. Đo lường hiệu quả, nghiên cứu và phân tích lý do kém hiệu quả (nếu có)
Ghi chú: Họp chi tiết về mục tiêu về sản phẩm và thị trường với HĐQT, thống nhất về quan điểm và hướng đi nhãn hàng trước khi triển khai
– Nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng đầu là xây dựng chiến lược Marketing – kinh doanh tổng thể cho nhãn hàng, hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
– Khảo sát ra cốt lõi của vấn đề về hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm của khách hàng, giá trị cốt lõi của sản phẩm
– Nghiên cứu khảo sát các thương hiệu cạnh tranh
– Hướng đưa sản phẩm ra thị trường, nghiên cứu và xây dựng chính sách kênh phân phối
– Xây dựng và Hoàn thiện về các kênh phương tiện truyền thông và hình ảnh quảng cáo
Theo: Wikimarketing

 

Author: Nguyễn Hải Tâm